BÁO GIÁ PHẦN MỀM QUẢN LÝ NGÂN HÀNG ĐỀ THI TVI

PHẦN MỀM QUẢN LÝ NGÂN HÀNG ĐỀ THI TVI

A. GIÁ THÀNH

STT

Phân hệ phần mềm

Đvt

Đơn giá

1

Phần mềm quản lý ngân hàng đề thi TVI(server)

Phòng

48,550,000

2

Phần mềm quản lý ngân hàng đề thi TVI(client)

Trường

18,405,000

B. MÔ TẢ SẢN PHẨM

* PHẦN MỀM QUẢN LÝ NGÂN HÀNG ĐỀ THI TVI BẢN SEVER DÀNH CHO CẤP PHÒNG

I. Nhóm chức năng quản lý hệ thống

  1. Quản lý người dùng hệ thống

Giúp cho người quản trị hệ thống ở các cấp có thể thực hiện quản lý, cập nhật người dùng và thực hiện phân quyền cho những người dùng trong đơn vị.

- Xem thông tin người dùng.

- Thêm tài khoản người dùng.

+ Thêm trực tiếp

+ Thêm từ file Excel

- Sửa tài khoản người dùng.

- Xóa tài khoản người dùng.

- Cập nhật phân quyền cho nhóm người dùng hệ thống.

- Phân quyền (cập nhật quyền) người dùng cụ thể trong nhóm mà không ảnh hưởng đến những tài khoản khác cùng nhóm.

- Phân quyền thể hiện tính mềm dẻo, linh hoạt của hệ thống trong việc cấp quyền hạn sử dụng cho một người dùng hoặc một nhóm người dùng. Đảm bảo hai người dùng trong cùng một nhóm có các quyền hạn thao tác trên hệ thống khác nhau tùy theo nhiệm vụ chức năng được giao tại thời điểm đó.

- Tìm kiếm người dùng theo tên, theo đơn vị, theo loại người dùng.

  1. Quản lý danh sách đơn vị cấp dưới
  2. Quản lý danh sách khối lớp trong hệ thống
  3. Quản lý danh sách môn học

- Xem danh sách môn học.

- Thêm, sửa, xóa thông tin môn học.

  1. Phân công cán bộ

- Phân công cán bộ đảm bảo việc các cán bộ có quyền hạn và trách nhiệm cụ thể, đúng chức trách của mình trong hệ thống. Ngoài ra hệ thống còn đảm bảo các công việc cấp trên giao cho từng cán bộ trong từng giai đoạn công việc.

- Phân công cán bộ phụ trách các môn học trong các khối lớp.

- Cán bộ được phân công thao tác (quản lý chuyên đề, xem xét và duyệt câu hỏi, cập nhập câu hỏi, ra đề thi) với dữ liệu của môn học mình được phân công phụ trách.

  1. Thống kê

- Chức năng thống kê của hệ thống hỗ trợ cơ quan quản lý theo dõi được hiện trạng của ngân hàng câu hỏi do đơn vị trực thuộc cập nhật lên hệ thống, đồng thời mỗi đơn vị cũng có thể xem theo dõi được hiện trạng ngân hàng câu hỏi do các thầy cô, cán bộ của đơn vị mình cập nhật lên hệ thống, chất lượng câu hỏi của từng người dùng cũng như lập báo cáo thống kê nộp lên cho cán bộ quản lý đơn vị.

- Chức năng thống kê được thực hiện theo các tiêu chí: theo môn học, theo chất lượng câu hỏi các đơn vị cập nhật lên, theo mức độ câu hỏi các đơn vị cập nhật lên.

II. Chức năng chuyên môn của hệ thống.

  1. Ra đề thi

Ra đề từ file: Người dùng trộn đề từ 1 file câu hỏi gốc (File gốc là file tuân theo các quy định về định dạng).

- Ra đề từ cơ sở dữ liệu (bao gồm trộn từng câu; trộn ngẫu nhiên): Hệ thống dựa vào ma trận đề thi đã được thiết lập để ra đề lấy câu hỏi đúng theo tiêu chuẩn của ma trận đề quy định. Với trộn đề từ cơ sở dữ liệu hệ thống có thể tạo đề tổ hợp kết hợp hoán vị hoặc tạo đề hoán vị tùy thuộc vào số lượng câu hỏi được lựa trọn để ra đề và số câu hỏi trên một đề.

  • Trộn ngẫu nhiên: là hệ thống lấy ngẫu nhiên câu hỏi trong ngân hàng dựa vào ma trận đề thi.
  • Trộn từng câu: là Người dùng xem nội dung từng câu hỏi trong ngân hàng dựa vào ma trận đề để ra đề.

- Các đề thi có thể bao gồm nhiều loại câu hỏi khác nhau, thuộc nhiều chuyên đề câu hỏi khác nhau, nhiều mức độ kiến thức khác nhau.

- Có thể lọc câu hỏi theo thời gian ra đề, số lần ra đề rồi mới chọn câu hỏi để lấy vào đề thi.

- Ghi lại lịch sử, sử dụng ma trận và câu hỏi ra đề qua các lần sử dụng giúp giáo viên theo dõi, giám sát được nội dung đề thi tránh bị trùng lặp

- Đề thi được xáo trộn tất cả câu hỏi hoặc được phân chia thành nhiều nhóm câu hỏi khác nhau và chỉ thực hiện xáo trộn trong nhóm câu hỏi.

- Một số câu hỏi hay một số đáp án trong đề có thể được cố định với các đề khác nhau.

- Các bước thực hiện tạo đề thi theo đúng quy trình ra đề thi của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Dưới đây giới thiệu từng bước trong quy trình tạo đề thi trên hệ thống:

  • Lấy câu hỏi từng câu: với cách thức này thầy cô có thể chủ động trong việc lựa chọn các câu hỏi khi lấy vào đề thi của mình bằng cách xem nội dung của từng câu hỏi và quyết định có lấy câu hỏi đó vào đề thi hay không.

Lấy câu hỏi ngẫu nhiên: với cách thức này thầy cô có thể tiết kiệm thời gian lấy câu hỏi bằng cách nhập vào số lượng câu hỏi cần lấy à chương trình sẽ tự động lựa chọn câu hỏi một cách ngẫu nhiên theo quy định về số câu hỏi cũng như môn học; chuyên đề; loại câu hỏi mà thầy cô đã quy định.

Chương trình hỗ trợ 2 tùy chọn về lọc câu hỏi, có thể sử dụng một trong hai tùy chọn này hoặc kết hợp cả hai tùy theo nhu cầu:

  • Theo số lần ra đề: Sẽ nhập giá trị số lần ra đề vào khung à chương trình sẽ lọc ra danh sách các câu hỏi có số lần được sử dụng ra đề nhỏ hơn hoặc bằng giá trị nhập vào (giá trị nhập vào là giá trị nguyên dương cho ô nhập liệu).
  • Theo mốc thời gian ra đề: Lựa chọn mốc thời gian cần xác định chương trình sẽ lọc ra danh sách các câu hỏi có thời gian ra đề gần nhất mà giáo viên đã chọn.

Trong 1 đề thi, có thể bao gồm nhiều nhóm câu thuộc các chuyên đề kiến thức khác nhau, loại câu hỏi khác nhau, dạng câu hỏi khác nhau.

Trong khi ra đề thi, có thể gom các câu hỏi thành từng nhóm và đặt tên riêng cho nhóm, với các thao tác chỉ đơn giản là nhập nội dung của nhóm muốn tạo và lựa chọn các câu hỏi cho để thi vào nhóm.

  • Đóng gói đề thi (xuất đề thi) là bước cuối cùng trong quá trình làm đề. Tại bước này có thể xem lại nội dung của toàn bộ đề thi đã tạo, thiết lập tùy chỉnh một số tùy chọn về hiển thị để chương trình thực hiện xuất đề thi phù hợp với yêu cầu:
    • Tùy chỉnh điểm.
    • Tùy chỉnh hiển thị.
    • Tùy chỉnh mã đề.
    • Tùy chỉnh template đề in ra.

  -  Hệ thống có thế đóng gói ra đề thi trên giấy hoặc đề thi trên máy.

  -  Hệ thống cho phép tùy chọn có in điểm trên đề thi hoặc không.

Chương trình hỗ trợ thầy cô thiết lập về tùy chỉnh:

  • Tùy chỉnh vể điểm: Tùy chỉnh điểm của các câu hỏi để phù hợp với yêu cầu ra đề.

Tùy chỉnh về hiển thị: Cho phép có in lên đề thi chứa các câu hỏi con - trong chùm tự luận hay không, phục vụ việc in đề thi có nội dung của chùm câu hỏi đó phức tạp, chứa nhiều cấp độ kiến thức khác nhau.

  1. Quản lý ngân hàng câu hỏi

Hệ thống cho phép người dùng tạo ra chùm câu hỏi đơn ở một mức độ (chỉ có 1 mức độ kiến thức duy nhất) hoặc đa mức độ (có nhiều mức độ kiến thức trong một câu chùm).

- Xem danh sách câu hỏi

- Sửa nội dung câu hỏi

Các câu hỏi trong ngân hàng câu hỏi có các trạng thái sau:

  • Đã được duyệt và đạt yêu cầu
  • Đã được duyệt và chưa đạt yêu cầu
  • Chưa được duyệt

Các câu hỏi đã duyệt và đạt yêu cầu sẽ được đưa ra sử dụng để trộn đề và các câu hỏi đó sẽ không được phép sửa đổi (có thể xóa). Các câu hỏi khác sẽ chưa được sử dụng khi ra đề cho tới khi câu hỏi được duyệt và đạt yêu cầu. Với các câu hỏi này, người tạo câu hỏi có thể sửa đổi nội dung câu hỏi hay mức độ/chuyên đề câu hỏi.

Chỉ có thể sửa được các câu hỏi do chính thầy cô tạo đang ở trạng thái Chưa duyệt hoặc Đã duyệt (nhưng chưa đạt yêu cầu).

  • Loại bỏ câu hỏi: Chỉ có thể xóa được các câu hỏi do chính thầy cô tạo đang ở trạng thái Chưa duyệt hoặc Đã duyệt (nhưng chưa đạt yêu cầu)
  • Nhập câu hỏi từ file
  • Hệ thống cho phép nhập câu hỏi từ một file có sẵn tuân thủ quy định về định dạng.
  • Có thể cập nhật cùng một lúc nhiều dạng câu hỏi.
  • Kí hiệu định dạng với cấu trúc câu cập nhật từ file phải đơn giản, dễ nhớ dễ thực hiện.
  • Nhập từng câu

Nhập từng câu hỏi trên giao diện của chương trình (mỗi loại câu hỏi có một biểu mẫu nhập liệu đặc trưng thể hiện đúng định dạng của loại câu đó).

Cách thức tạo câu điền khuyết, nối chéo, gạch chân phải đơn giản và linh hoạt trong việc vừa tạo đáp án, vừa sửa nội dung.Phần mềm quản lý dữ liệu tập trung chia câu hỏi thành 13 kiểu câu hỏi như sau:

  1. Câu hỏi trắc nghiệm dạng câu đơn có 1 đáp án đúng.
  2. Câu hỏi trắc nghiệm dạng câu chùm có 1 đáp án đúng.
  3. Câu hỏi trắc nghiệm dạng câu đơn có nhiều đáp án đúng.
  4. Câu hỏi trắc nghiệm dạng câu chùm có nhiều đáp án đúng.
  5. Câu hỏi gạch chân dạng câu đơn.
  6. Câu hỏi gạch chân dạng câu chùm.
  7. Câu hỏi đúng sai dạng câu đơn.
  8. Câu hỏi đúng sai dạng câu chùm.
  9. Câu hỏi nối chéo (với câu hỏi nối chéo chỉ có dạng câu hỏi chùm).
  10. Câu hỏi điền khuyết dạng câu đơn.
  11. Câu hỏi điền khuyết dạng câu chùm.
  12. Câu hỏi tự luận dạng câu đơn.
  13. Câu hỏi tự luận dạng câu chùm.

    3. Quản lý chuyên đề kiến thức

-  Xem danh sách chuyên đề kiến thức

- Thêm, sửa, loại bỏ chuyên đề kiến thức

  1. Duyệt câu hỏi

- Xem xét câu hỏi có đạt yêu cầu không.

- Mỗi câu hỏi thể hiện ở 3 trạng thái sau:

+ Chưa duyệt.

+ Đã duyệt chưa không đạt tiêu chuẩn

+ Đã duyệt đạt tiêu chuẩn

- Tạo ra phân vùng dữ liệu câu hỏi riêng cho Phòng mà các đơn vị trực thuộc không thể truy cập và sử dụng được.

* PHẦN MỀM QUẢN LÝ NGÂN HÀNG ĐỀ THI TVI BẢN CLIENT DÀNH CHO CẤP TRƯỜNG

  1. Nhóm chức năng quản lý hệ thống
  • Quản lý người dùng trong hệ thống: Phần mềm cho phép xem các thông tin về người dùng, thêm, sửa, xóa tài khoản. Phần mềm cho phép tìm kiếm người dùng theo tên, theo đơn vị, theo loại người dùng
  • Quản lý danh sách đơn vị cấp dưới : Phần mềm cho phép người dùng được Xem, sửa, xóa thông tin của các đơn vị cấp dưới. Ngoài ra hỗ trợ tìm kiếm đơn vị theo tên đơn vị hoặc loại đơn vị.
  • Quản lý danh sách khối lớp trong cùng hệ thống: Người quản lý được phép truy cập danh sách trong từng khối, từng môn học.
  • Quản lý danh sách môn học: Xem, thêm, xóa, sửa thông tin các môn học sao cho phù hợp với chương trình đào tạo của Bộ giáo dục.
  • Chức năng sao lưu giữ liệu: Sao lưu toàn bộ cơ sở dữ liệu hoặc sao lưu những phần dữ liệu được chọn lọc.
  • Phục hồi cơ sở dữ liệu cho phép: phục hồi lại dữ liệu đã sao lưu ra trước đó.
  • Phân công cán bộ phụ trách các môn học trong các khối lớp

        +  Phân công giáo viên giảng dạy các môn

    + Điều chỉnh lại các phân công

    + Phân công một giáo viên dạy một hoặc nhiều môn học

    + Một môn học của một lớp chỉ được dạy bởi một giáo viên

Cán bộ được phân công quản lý chuyên đề, tổ chức duyệt câu hỏi, cập nhập câu hỏi, ra đề thi với môn học mình phụ trách.

  • Ra đề thi

     + Thiết lập ma trận đề thi: Thêm, sửa, xóa, tìm kiếm, xuất file ma trận kiến thức cho đề thi (Ma trận đề tuân thủ theo đúng quy định chung của bộ Giáo dục và Đào tạo).

     + Các đề thi có thể bao gồm nhiều loại câu hỏi khác nhau, thuộc nhiều chuyên đề câu hỏi khác nhau

     + Lọc câu hỏi theo thời gian ra đề, số lần ra đề rồi mới chọn câu hỏi để lấy vào đề thi.

     + Ghi lại lịch sử, sử dụng ma trận và câu hỏi ra đề qua các lần sử dụng giúp giáo viên theo dõi, giám sát được nội dung đề thi tránh bị trùng lặp. Phần mềm cho phép ra đề thi theo 3 cách

  • Ra đề chọn từng câu : Người dùng chọn từng câu hỏi từ ngân hàng đề thi cho đến khi đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chất lượng và số lượng câu hỏi.
  • Ra đề chọn ngẫu nhiên: Là cách khởi tạo đề nhanh chóng bằng cách chọn ngẫu nhiên một số lượng câu hỏi nhất định từ các chuyên đề kiến thức có trong ngân hàng.
  • Trộn đề từ file: Người dùng soạn sẵn 1 file câu hỏi từ Word rồi dùng tính năng này để trộn tạo thành nhiều đề khác nhau.

 + Nhập câu hỏi từ file (hệ thống cho phép nhập câu hỏi tự một file có sẵn  tuân thủ quy định về định dạng). Có thể cập nhật cùng một lúc nhiều dạng câu hỏi. Yêu cầu về kí hiệu định dạng với cấu trúc câu cập nhật từ file phải đơn giản, dễ nhớ dễ thực hiện.

 + Một bộ đề thi được tạo ra bao gồm : Các mã đề thi, phiếu trả lời câu hỏi, phiếu đáp án, ma trận đề. Các đề thi, phiếu soi đáp án và các biểu mẫu liên quan được tự sinh ra khi ra đề, các mẫu theo đúng chuẩn của Bộ giáo dục.

     + Người dùng dễ dàng thao tác trong việc sử dụng. Người dùng có thể : Cho phép người dùng tạo ra câu chùm đơn mức độ (chỉ có 1 mức độ kiến thức duy nhất) hoặc đa mức độ (có nhiều mức độ trong một câu chùm).

    + Quy định được tỉ lệ phần trăm điểm cho các đáp án trong một câu có nhiều đáp án đúng (câu trắc nghiệm nhiều đáp án đúng, điền khuyết, đúng sai).

    + Nhập từng câu trên giao diện của chương trình (mỗi loại câu hỏi có một biểu mẫu nhập liệu đặc trưng thể hiện đúng định dạng của loại câu đó) Cách thức tạo câu điền khuyết, nối chéo, gạch chân phải đơn giản và linh hoạt trong việc vừa tạo đáp án vừa sửa nội dung.

   + Nhập câu hỏi từ file ( hệ thống cho phép nhập câu hỏi từ một file có sẵn tuân thủ quy định về định dạng). Có thể cập nhật cùng một lúc nhiều dạng câu hỏi. Yêu cầu về kí hiệu định dạng với cấu trúc câu cập nhật từ file phải đơn giản, dễ nhớ dễ thực hiện.

  + Sửa nội dung câu hỏi

  + Xem danh sách câu hỏi

  + Loại bỏ câu hỏi

Tất cả các dữ liệu đầu vào và đầu ra của phần mềm đề dưới dạng Word, thuận tiện cho sao lưu, sử dụng cũng như in ấn.

  • Quản lý chuyên đề kiến thức :

  + Xem danh sách chuyên đề kiến thức

  + Thêm, sửa, loại bỏ chuyên đề kiến thức

      Đáp ứng đúng yêu cầu và giải quyết được các khó khăn trong thực tiễn ra đề thi của giáo viên.

  • Duyệt câu hỏi cho phép: duyệt câu hỏi, câu hỏi được duyệt với trạng thái đồng ý sẽ được đưa vào sử dụng, câu hỏi được duyệt với trạng thái không đồng ý sẽ bị trả lại yêu cầu chỉnh sửa lại câu hỏi.

Có thể thực hiện duyệt từng câu hỏi hoặc duyệt nhanh câu hỏi theo cùng chuyên đề.

Tạo ra phân vùng dữ liệu câu hỏi riêng cho đơn vị quản lý mà các đơn vị trực thuộc không thể truy cập và sử dụng được.

  1. Chức năng cấp trường trên phần mềm quản lý ngân hàng đề thi TVI Client
  • Quản lý giáo viên:

     +  Xem danh sách giáo viên.

     + Thêm, sửa, xóa tài khoản Giáo viên.

  • Cập nhập các lớp học : xem danh sách các lớp học trong trường đồng thời phần mềm cho phép người dùng có thể thêm, xóa, sửa thông tin lớp học
  • Phân công giáo viên:

    + Phân công giáo viên giảng dạy các môn học.

    + Giáo viên được phân công giảng dạy môn học của lớp nào thì được làm việc với dữ liệu của môn học đó (Xem câu hỏi, cập nhập câu hỏi, ra đề thi).

   + Điều chỉnh lại các phân công.

   + Phân công một giáo viên dạy một môn hoặc nhiều môn.

   + Một môn học của một lớp chỉ được dạy bởi một giáo viên.

  • Thống kê:

     + Thống kê câu hỏi theo môn học.

     + Thống kê câu hỏi theo giáo viên trong trường.

  • Các chức năng chuyên môn:

      + Chức năng Ra đề thi tương tự như chức năng ra đề thi trên phòng, sở.

      + Chức năng quản lý ngân hàng câu hỏi tương tự như phòng, sở.

  • Các chức năng với phần mềm cục bộ: Các chức năng này thực hiện chỉ có ảnh hưởng đến dữ liệu trên máy tính cá nhân của giáo viên và không ảnh hưởng đến dữ liệu hệ thống quản lý tập trung.
  • Quản lý khối lớp:

      + Xem danh sách khối lớp.

      + Thêm, sửa, loại bỏ khối lớp.

  • Quản lý môn học:

       + Xem danh sách môn học.

       + Thêm, sửa, loại bỏ môn học.

  • Quản lý chuyên đề kiến thức:

      + Xem danh sách chuyên đề kiến thức

      + Thêm, sửa, loại bỏ chuyên đề kiến thức

      Đáp ứng đúng yêu cầu và giải quyết được các khó khăn trong thực tiễn ra đề thi của giáo viên.

  • Duyệt câu hỏi cho phép: duyệt câu hỏi, câu hỏi được duyệt với trạng thái đồng ý sẽ được đưa vào sử dụng, câu hỏi được duyệt với trạng thái không đồng ý sẽ bị trả lại yêu cầu chỉnh sửa lại câu hỏi.

Có thể thực hiện duyệt từng câu hỏi hoặc duyệt nhanh câu hỏi theo cùng chuyên đề.

Tạo ra phân vùng dữ liệu câu hỏi riêng cho đơn vị quản lý mà các đơn vị trực thuộc không thể truy cập và sử dụng được.

  1. Chức năng bổ trợ và các thể hiện dữ liệu của phần mềm quản lý ngân hàng đề thi TVI Client
  • Hệ thống phần mềm TVI đáp ứng được những loại câu hỏi:

       + Câu hỏi trắc nghiệm một lựa chọn: Là loại câu hỏi có một phần là nội dung câu hỏi và các phương án trả lời cho nội dung câu hỏi đó (Số lượng phương án trả lời >=02) trong các phương án trả lời chỉ có một phương án đúng.

       + Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn: Tương tự như câu hỏi một lựa chọn nhưng nó có thể có nhiều phương án đúng.

      + Câu hỏi điền khuyết 01: Là loại câu hỏi trong nội dung câu hỏi có để trống các đoạn và trong các phương án lựa chọn sẽ có các đoạn văn hoặc các từ tương ứng với các đoạn được bỏ trống.

       + Câu hỏi điền khuyết 02: Là loại câu hỏi trong nội dung câu hỏi có để trống các đoạn và mỗi đoạn để trống tương ứng với một số phương án lựa chọn riêng. 

       + Câu hỏi gạch chân: Là loại câu hỏi mà nội dung có các phần gạch chân trong đó có một phần gạch chân là đáp án đúng của câu hỏi (Số đoạn gạch chân >=02).

       + Câu hỏi nối chéo: Là câu hỏi ghép có hai cột tương xưng nhau trong đó các mệnh đề ở cột một sẽ có các mệnh đề tương ứng ở cột 02.

       + Câu tự luận: Là câu chỉ có nội dung câu hỏi còn câu trả lời thì học sinh dựa vào kiến thức của mình để trình bày.

       + Ngoài ra một số loại câu trên có thể gom nhóm thành các câu hỏi chùm (Nhóm câu hỏi có cùng tính chất hay cùng liên quan đến một nội dung nào đó).