SỰ TRỞ MÌNH CỦA GIÁO DỤC TRÊN CUỘC ĐUA GIÁO DỤC SỐ

 

Giáo dục cần sự nâng cấp và đổi mới, như cỏ non khao khát được tưới tắm trong những cơn nắng hạn. Và người làm giáo dục với sứ mệnh nuôi dưỡng mầm cỏ non ấy cần phải nghĩ thật lâu, thật sâu, rằng khi mà cuộc sống ngày càng tân tiến, hiện đại thì giáo dục truyền thống cần phải được thay đổi như thế nào để bắt kịp với nhịp độ phát triển của tư duy sáng tạo trong con người hiện nay.

 

1. Sự thay đổi của ngành giáo dục trong nửa thế kỷ qua 

 

Cải cách, đột phá, cách mạng giáo dục luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của một quốc gia. Đặc biệt với Việt Nam, trong nửa thế kỷ qua, chúng ta đã trải qua một bước ngoặt quan trọng bắt đầu cho sự đổi mới toàn diện đất nước vào năm 1986. Khi đó, Đảng và Nhà nước đã nhanh chóng xác định: giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục đặc biệt là giáo dục phổ thông được đánh giá là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để có thể xây dựng và phát huy nguồn nhân lực nhanh chóng đẩy mạnh quá trình tăng trưởng kinh tế bền vững. 

 

Trong những năm bước vào đổi mới, các nghị quyết về giáo dục liên tục được ban hành và đánh dấu những bước tiến quan trọng trong nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục. Những nghị quyết, nghị định này nhanh chóng đi vào cuộc sống, thúc đẩy nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp của đất nước. Nhờ đó mà ngành giáo dục Việt Nam đã có những thay đổi khởi sắc, đạt được nhiều thành tựu đáng kể cũng như những kết quả đáng khích lệ: quy mô lớp học, số lượng người đi học ở các cấp, ngành học đều tăng, đội ngũ giáo viên không ngừng được nâng cao về cả chất lượng và số lượng. 

 

Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, giáo dục Việt Nam đã và đang gặp phải nhiều thách thức, những vấn đề mang tính cấp bách nổi trội như: giáo dục chạy theo thành tích, áp lực thi cử, nội dung chương trình học quá tải, phương pháp dạy và học không phù hợp,... Đối mặt với những thách thức đó, giáo dục Việt Nam cần phải có những bước tiến mang tính chất đột phá về cả chất lượng và quy mô giáo dục. 

 

2. Nỗ lực hướng tới một nền giáo dục hiện đại, tiên tiến

 

Theo dự thảo chiến lược thì mục tiêu tổng quát đến năm 2030 của giáo dục Việt Nam là phát triển toàn diện con người Việt Nam, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, và tầm nhìn đến năm 2045 là xây dựng nền giáo dục Việt Nam hiện đại, đạt trình độ tiên tiến của khu vực vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045. Muốn chinh phục được mục tiêu đó, nền giáo dục Việt Nam cần một sự “trở mình” thay đổi và nâng cấp toàn diện giáo dục truyền thống với những tính chất đã không còn phù hợp để hướng đến giáo dục thế kỉ 21 hiện đại hơn, tiên tiến hơn. 

Image

Nếu như giáo dục truyền thống luôn đặt nặng vấn đề thi cử khiến cho người học đôi khi cảm thấy áp lực, bế tắc thì giáo dục thế kỉ 21 hướng đến việc học để tiếp thu tri thức phục vụ cho đời sống. Khi đó, người học sẽ chỉ học những thứ cần học

 

Mỗi người có một hướng tư duy và cách tiếp cận tri thức khác nhau, bởi vậy mà việc tiêu chuẩn hóa chương trình học của giáo dục truyền thống đã không còn phù hợp. Thay vào đó, giáo dục hiện đại hướng đến cá nhân hóa trải nghiệm học tập giúp người học có thể tiếp cận linh hoạt kiến thức dựa theo sở thích, thế mạnh của bản thân.

 

Việc học sẽ trở nên nhàm chán nếu chỉ tuân theo phương pháp truyền đạt kiến thức đơn thuần. Giáo dục thế kỉ 21 coi trọng phương pháp trải nghiệm và sáng tạo, gắn kiến thức khô khan với trải nghiệm thực tế giúp người học hiểu sâu nhớ lâu trong từng bài học. 

 

Giáo dục truyền thống lấy người dạy làm trung tâm, người dạy là người truyền đạt, làm chủ bài giảng, còn người học chỉ đóng vai trò lắng nghe và ghi chép. Ngược lại, giáo dục thế kỉ 21 trao quyền cho người học, khuyến khích người học tham gia vào quá trình xây dựng bài giảng, kích thích sự chủ động, sáng tạo bên trong mỗi người học. 

 

Trước khi có sự xuất hiện của công nghệ, giáo dục truyền thống coi sách vở là tài nguyên quý giá nhất để học tập. Đến với giáo dục thế kỉ 21, sự kết hợp các nền tảng công nghệ hữu ích giúp cho việc học trở nên dễ dàng hơn, giảm bớt sự nhàm chán và được tạo nhiều hứng thú với tri thức cho người học 

 

3. Sự tham gia của AVINA trong công cuộc trở mình của ngành giáo dục

 

Công nghệ là yếu tố cần có trong quá trình hiện đại hóa về mọi mặt của ngành giáo dục. Bên cạnh sự nỗ lực thay đổi của mỗi cá nhân, việc tận dụng những công cụ hữu ích giúp chúng ta đi nhanh hơn với mục tiêu chuyển đổi số giáo dục là vô cùng cần thiết.   

 

Là công cụ soạn thảo bài giảng với các tính năng nổi bật, ưu việt, AVINA chắc chắn sẽ là một lựa chọn hoàn hảo hỗ trợ cho quá trình học tập trở nên linh hoạt hơn, thay đổi tích cực phương pháp dạy và học hướng đến tăng sự tương tác, thực hành ứng dụng, đồng thời kích thích sự chủ động, sáng tạo bên trong mỗi người học, và góp phần hoàn thiện năng lực số cho mỗi người dạy trong thời đại công nghệ 4.0.

 

Với AVINA, nâng cấp và đổi mới giáo dục không chỉ là một lối đi mà còn là sứ mệnh thiêng liêng mà chúng tôi vẫn ngày đêm cố gắng để hoàn thiện. Nhìn vào những bước trở mình mà giáo dục cần nỗ lực để hướng tới, chúng ta sẽ thấy được vì sao chuyển đổi số lại cần phải đẩy mạnh phát triển trong mọi khía cạnh của ngành giáo dục. Đó là bước đi nhanh nhất để tiến đến một nền giáo dục hiện đại, đột phá, lấy người học làm trung tâm và lấy khả năng áp dụng vào cuộc sống làm mục tiêu hàng đầu. 

 

Bằng sự nỗ lực của mỗi cá nhân và lựa chọn những công cụ phù hợp hỗ trợ cho quá trình nâng cấp và đổi mới giáo dục, chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng một hệ thống giáo dục không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn chuẩn bị được hành trang vững chắc để đối mặt với những rào cản ở tương lai. Vượt qua cái bóng của giáo dục hôm qua, cùng AVINA chạy đua trên hành trình hướng tới giáo dục ngày mai hiện đại, tiên tiến. 

 

Nắm bắt cơ hội “trở mình” trong kỷ nguyên giáo dục số của ngành giáo dục ngay TẠI ĐÂY