Tại sao đào tạo doanh nghiệp cần phải sử dụng bài giảng tương tác

Đào tạo nhân sự mới là công cụ cần thiết để tạo được đội ngũ hiền tài cống hiến cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đào tạo có chất lượng và hiệu quả doanh nghiệp cần phải tạo ra các bài giảng hấp dẫn, tạo hứng thú để người học tích cực, chủ động gặt hái được nhiều kiến thức, áp dụng thực tế linh hoạt. Hãy cùng Avina tìm hiểu khái niệm và vai trò của bài giảng tương tác trong đào tạo nội bộ doanh nghiệp. 


1. Bài giảng tương tác là gì?

 

Bài giảng tương tác là phương tiện để người đào tạo thu hút sự chú ý, sự tích cực chủ động tham gia học tập các nội dung đào tạo. Bài giảng tương tác chính là các lớp học trong đó người hướng dẫn đào tạo thiết kế các nội dung thông qua phần mềm cho phép người học tương tác với bài giảng theo nhiều hình thức khác nhau. Từ đó, tăng tính chủ động của người học và tăng khả năng nắm bắt nội dung mà người đào tạo muốn truyền tải. 

 

Image

 

Trong quá trình xây dựng bài giảng, người thiết kế có thể xây dựng các phân đoạn tương tác với một trình kích hoạt tương tác để thu hút sự chú ý của người học. Người hướng dẫn đào tạo có thể chèn các câu hỏi tương tác với các nội dung kiến thức đã truyền tải cho người học hoặc cung cấp các tương tác liên quan đến nội dung định truyền tải tiếp theo. 

 

Có nhiều phương pháp để tạo các kỹ thuật tương tác, người hướng dẫn có thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều kỹ thuật tương tác khác nhau trong tiết học. 

 

2. Tại sao doanh nghiệp cần sử dụng bài giảng tương tác 

 

Bài giảng là một phương pháp hiệu quả để người hướng dẫn đào tạo trình bày một khối lượng nội dung trong buổi đào tạo ở mọi quy mô, đặc biệt chia sẻ thông tin đến số lượng lớn người học. Bài giảng giúp người đào tạo có thể nắm bắt được các thông tin muốn chia sẻ đến người học, tuy nhiên nó có thể dẫn đến người học chỉ lắng nghe một cách thụ động. 

 

Image

 

Vậy làm thế nào để bài giảng trở nên linh động và tương tác tốt hơn với người học? Có lẽ đây là câu hỏi lớn mà các nhà đào tạo đang băn khoăn, đau đầu đi tìm câu trả lời. Các kỹ thuật có thể làm bài giảng tương tác tốt hơn: chia sẻ suy nghĩ, kinh nghiệm, trình diễn và đóng vai, thúc đẩy sự tham gia tích cực và nâng cao giá trị của các bài giảng trong đào tạo. 

 

Người hướng dẫn đào tạo cần triển khai các kỹ thuật cho phép mọi người tham gia tương tác, thay vì chỉ để một người trả lời khi được yêu cầu. Điều này, sẽ giúp cho người học ghi nhớ tốt hơn, học tập chủ động, phát triển được kỹ năng tư duy và phản biện. 

 

Sử dụng các bài giảng tương tác theo từng nội dung nhỏ, mang tính tương tác cao sẽ giúp người học tiếp thu tốt hơn, ứng dụng vào thực tế hiệu quả. Đồng thời còn giúp người hướng dẫn đào tạo dễ dàng đánh giá và quản lý người học. Để tạo được hệ thống bài giảng phù hợp, các nhà đào tạo cần phải có sự phối hợp với các bộ phân liên quan, lên kế hoạch chi tiết về các nội dung cần truyền tải, sau đó mới nên bắt tay vào thiết kế bài giảng tương tác. 

 

Xem thêm: 4 ưu điểm của phần mềm soạn bài giảng trực tuyến Avina Authoring Tools


3. Các hoạt động tương tác có thể triển khai trong bài giảng 


Cách tốt nhất để tạo hứng thú và giữ chân mọi người tham gia vào bài giảng là bắt đầu bằng một vài hoạt động khuyến khích sự tham gia của người học. Hãy tạo ra các câu hỏi, trò chơi tương tác thú vị để mở đầu buổi đào tạo hiệu quả. Sự thích thú sẽ tạo nên buổi đào tạo có chất lượng. 

 

Dưới đây là một số mẹo để làm cho việc đào tạo dựa trên các bài giảng trở nên tích cực hơn: 

 

Thứ nhất, sử dụng bài kiểm tra nhỏ bất ngờ: cách tuyệt vời nhất để bắt đầu đó là hỏi một vào câu hỏi dễ liên quan đến nội dung đào tạo để khởi động buổi đào tạo. Câu đố nhanh giúp kích thích cuộc trò chuyện và tạo hứng thú cho người học. 

 


Thứ hai, chơi game: bạn có thể dễ dàng tạo các trò chơi ô chữ để tăng tương tác và tạo không khí vui vẻ cho buổi đào tạo, thu hút mọi người tập trung. Chìa khóa để tạo được điểm nhấn cho buổi đào tạo là doanh nghiệp cần phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa học và chơi, chơi và học, doanh nghiệp cần phải thiết kế được các câu hỏi vui nhộn mà vẫn liên quan đến nội dung đào tạo. Để tạo được trò chơi ô chữ hay bất kỳ các trò chơi tương tác dễ dàng, các bạn có thể tham khảo phần mềm tạo bài giảng E-Learning Avina Authoring Tools. 

 

Image

 

Thứ ba, kết hợp kể chuyện, thuyết trình tạo điểm nhấn: mỗi người đều thích nghe những câu chuyện hay, những ví dụ thực tế hơn là các khái niệm, định nghĩa trừu tượng. Chính vì vậy, giữ cho buổi đào tạo liên quan đến cuộc sống hằng ngày là cách tuyệt vời để thu hút sự tham gia tích cực. Từ đó, giúp cho nhân viên có được cái nhìn thực tế, ứng dụng vào công việc một cách nhuần nhuyễn, hiệu quả hơn.

 

Thứ tư, trò chơi đào tạo xây dựng nhóm: khi đào tạo việc xây dựng các trò chơi theo đội nhóm rất cần thiết, giúp các học viên có thể kết nối, làm việc với nhau,thảo luận, chia sẻ làm tăng mức độ gắn kết và tăng tương tác cho hoạt động đào tạo. Để có bài giảng hấp dẫn, hãy tổ chức các trò chơi đồng đội cho tất cả các thành viên tham gia đào tạo thay vì chỉ chọn ra một số người chơi, khuyến khích mọi người tham gia cùng nhau, cùng giải quyết các vấn đề giống nhau. Mỗi người sẽ có một góc nhìn, một khía cạnh, một quan điểm khác nhau, thi thực hiện chung một dự án, một chủ đề sẽ tạo ra được nhiều góc nhìn mới, quan điểm mới, làm cho nội dung trở nên đa dạng và hấp dẫn hơn. 

 

Tạo hứng thú trong các bài giảng kích thích sự chủ động tham gia học tập. Hãy kết hợp nhuần nhuyễn trong LMS của bạn để giữ cho việc đào tạo nhân viên trở nên hấp dẫn trong các khóa đào tạo. 

 

Để tạo bài giảng tương tác hiệu quả, nhanh chóng và dễ dàng đừng quên sử dụng phần mềm tạo bài giảng E-Learning Avina Authoring Tools bạn nhé! Liên hệ hotline: 02463271207 để được tư vấn dùng thử!