Thuận lợi và khó khăn trong ngành giáo dục khi áp dụng học trực tuyến

Học trực tuyến là khái niệm không còn xa lạ trong ngành giáo dục, đây là hình thức được áp dụng khá phổ biến trong những năm trở lại đây. Nó đang trở thành xu hướng mà ngành giáo dục cần áp dụng trong tương lai. Vậy những thuận lợi, khó khăn khi áp dụng học trực tuyến là gì? Hãy cùng Avina Authoring Tools tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

 

1. Cơ hội triển khai giáo dục trực tuyến

 

Đại dịch Covid-19 bùng phát và lây lan mạnh mẽ, đặt ra nhiều dấu chấm hỏi trong ngành giáo dục. Tình hình dịch bệnh chưa được kiểm soát bắt buộc các trường học phải triển khai phương án dạy học trực tuyến. Với những tiến bộ khoa học công nghệ thời đại 4.0, ngành giáo dục có thể tạo dựng các hệ thống đào tạo trực tuyến, xây dựng các phương án đào tạo nhanh chóng, dễ dàng biến thách thức thành cơ hội đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả. 

 

Image

 

Hơn nữa, Việt Nam được đánh giá là quốc gia nằm  trong top 5 thế giới về các chỉ số về phát triển: số người dùng internet, điện thoại thông minh, thương mại điện tử,... do đó, để triển khai học trực trực tuyến không hề khó khăn. Hầu hết mọi gia đình đều có các thiết bị thông minh có kết nối internet cho phép nhà trường dễ dàng triển khai hoạt động dạy học trực tuyến nhanh chóng và hiệu quả. 

 

2. Thuận lợi của dạy học trực tuyến

 

Tạo sự linh hoạt trong học tập: Học trực tuyến cho phép người học chủ động sắp xếp thời gian học tập một cách linh hoạt không phụ thuộc vào lịch trình cố định như đào tạo truyền thống. Người học có thể tự do lao động và học tập theo lịch trình của bản thân, không bị ép buộc và gò bó.  

 

Image

 

Giảm chi phí đào tạo: học trực tuyến được đánh giá hình thức đào tạo giúp tiết kiệm tới 75% chi phí so với hình thức đào tạo truyền thống. Các chi phí cắt giảm có thể kể đến: chi phí đi lại, thuê địa điểm, điện, nước, trang thiết bị dạy học, cơ sở hạ tầng, chi phí in ấn,...

 

Tiếp cận nguồn thông tin đa dạng hơn: với đào tạo trực tuyến cho phép người học có thể tiếp cận nguồn thông tin đa dạng có thể từ internet, sách, báo,... các dạng thông tin cũng đa dạng hơn có thể video, hình ảnh, âm thanh, bản đồ tư duy,... 

 

Khả năng kết nối, tương tác cao: khi áp dụng học tập truyền thống, học sinh rất ngại dơ tay phát biểu, trình bày ý kiến, sợ đám đông tập trung ánh mắt vào mình,... làm cho sự tương tác, kết nối giữa người dạy và người học không cao. Với đào tạo trực tuyến, không còn rào cản nào giúp người học và người dạy có thể tương tác với nhau dễ dàng thông qua chat, trao đổi trực tiếp,...

 

Tiếp cận kiến thức chuyên môn: áp dụng cho chương trình giáo dục hoặc các khóa học cấp chứng chỉ trực tuyến, nhà trường có thể cung cấp quyền truy cập vào các khóa học, khóa đào tạo cấp bằng chuyên ngành hay các chứng chỉ. Tại đây,  người học sẽ hoàn thành tất các các bài học, hệ thống tích hợp hệ thống quản lý người học và cung cấp hệ thống thi giúp nhà trường dễ dàng đánh giá và quản lý tiến độ và kết quả học tập của người học. Ngoài ra, hệ thống đào tạo trực tuyến cho phép tạo diễn đàn, đề tài thảo luận,... để người học - người đào tạo hoặc người học - người học có thể dễ dàng chia sẻ các kiến thức chuyên môn, hiểu biết để mở rộng khối kiến thức, khám phá những khía cạnh mới. 

 

Đào tạo trực tuyến nhanh chóng trở thành phương pháp ứng dụng phổ biến trong ngành giáo dục hiện tại. Các trường học cũng đang chú trọng đầu tư cải thiện về mọi mặt để hình thức này vận hành đạt nhiều kết quả tích cực. Có thể thấy, với sự chú trọng và nghiêm túc, đến thời điểm này, ngành giáo dục đã vận hành khá tốt chương trình đào tạo trực tuyến cho nhiều cấp học và nhiều trường học.

 

3. Khó khăn trong dạy học trực tuyến

 

Khó khăn về mặt kỹ thuật: học trực tuyến là công cụ học tập tưởng chừng như dễ dàng. Nhưng thực tế không hề như vậy. Bởi sẽ có những trường hợp có mạng internet không đủ mạnh để có thể tiến hành học tập hiệu quả. Ngoài ra, khi bắt đầu mới sử dụng cách thức mới, bất kỳ ai cũng gặp phải những khó khăn trong ứng dụng, chưa được tiếp xúc lần nào khiến các bước vận hành triển khai có thể gặp phải một số trục trặc. Do đó, muốn vận hành hiệu quả bắt buộc người học và người dạy vận hành, chạy thử để khám phá và vận dụng hiệu quả hơn. 

 

Sinh viên không tham gia đào tạo: đào tạo trực tuyến cho phép người dùng tham gia học tập bất cứ lúc nào người học cảm thấy sẵn sàng, không giới hạn về bất kì khía cạnh nào. Do vậy, có nhiều học sinh không chủ động tham gia khóa học. 

 

Học tập trực tuyến chỉ cho phép người học tiếp cận nội dung đào tạo trên phương diện lý thuyết và các bài học kinh nghiệm, không ứng dụng được vào thực hành. Áp dụng học tập trực tuyến cho các ngành đòi hỏi phải vận dụng thực tế còn gây ra nhiều khó khăn, hoạt động chưa linh hoạt. 

 

Image

 

Không tạo được bài giảng hấp dẫn, cuốn hút cũng là nguyên nhân làm cho hoạt động dạy học trực tuyến diễn ra không đạt được những kết quả như mong đợi. Bài giảng nhàm chán, không chuyên nghiệp và bài bản tạo cơ hội cho người học dễ dàng bỏ qua hoặc  không tham gia học tập. Người học không ghi nhớ được nhiều bởi các nội dung bài giảng đề cập lan man, không rõ ràng cũng làm chất lượng học trực tuyến giảm. 

 

Xem thêm: Tại sao phải sử dụng bài giảng E-Learning trong đào tạo trực tuyến?

 

Trên đây, chính là những thuận lợi và khó khăn trong học trực tuyến của ngành giáo dục. Vậy làm sao để cải thiện chất lượng đào tạo hiệu quả hơn? Sử dụng phần mềm tạo bài giảng trực tuyến Avina Authoring Tools sẽ giúp thầy cô dễ dàng tạo được các bài giảng nhanh chóng, chuyên nghiệp giúp học sinh tập trung, chủ động hơn. Liên hệ với Avina qua hotline: 02463271207 để được tư vấn và cài đặt phần mềm dùng thử miễn phí nhé!